Hãy cùng tìm hiểu vấn đề mua nhà ở xã hội qua hình thức ủy quyền, vi bằng có đáng lo ngại không qua bài chia sẻ của chúng tôi ngay sau đây.
Ngày nay, có một số dự án nhà ở xã hội dù chưa đủ điều kiện được chuyển nhượng, nhưng lại vẫn có nhiều người muốn mua lại bằng hợp đồng ủy quyền hay vi bằng. Vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề mua nhà ở xã hội qua hình thức ủy quyền, vi bằng có đáng lo ngại không qua bài chia sẻ của chúng tôi ngay sau đây.
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, gặp khó khăn về vấn đề chỗ ở cũng như là các đối tượng ưu tiên khác. Để đảm bảo chính sách của nhà ở xã hội hỗ trợ đúng đối tượng thì người mua nhà ở xã hội phải sử dụng đúng mục đích ở, tránh đầu cơ kiếm lời. Vì vậy pháp luật sẽ có những quy định riêng đối với loại nhà ở này. Cụ thể, người mua nhà ở xã hội sẽ phải thuộc đúng nhóm đối tượng sẽ được mua nhà ở xã hội, đáp ứng được các quy định về điều kiện, thủ tục và sẽ không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày bàn giao.
Tuy nhiên, trên thực tế thì vẫn sẽ có nhiều người không thuộc đối tượng được mua nhà xã hội theo quy định. Họ không đủ điều kiện xét duyệt để mua nhà ở xã hội nên sẽ tìm các cách mua lại từ những chủ nhà thông qua các hình thức hợp đồng ủy quyền, vi bằng
Vậy hợp đồng ủy quyền, vi bằng có giá trị pháp lý không? Những rủi ro khi mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền, vì bằng là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mua nhà ở xã hội qua hình thức ủy quyền có đáng lo ngại không?
Theo điều 562 của Bộ Luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó thì bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện những công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ cần phải trả thù lao nếu như thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Thực chất, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán nhà hoàn toàn có sự khác nhau về bản chất, nội dung, hậu quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Theo như hợp đồng ủy quyền, bên mua – tức là người được ủy quyền chỉ là nhân danh bên có nhà ở để thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà mà sẽ không thực hiện việc quan trọng nhất, chính là chuyển quyền sở hữu nhà ở từ bên bán cho phía bên mua. Chính vì lẽ đó, mà việc mua bán nhà ở xã hội bằng hợp đồng ủy quyền là không có đủ cơ sở pháp lý và không được pháp luật bảo vệ.
Theo điều 569 của Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung vào năm 2017 đã quy định rằng bên ủy quyền sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền, chỉ cần thông báo trước cho phía bên được ủy quyền một thời gian nhất định và chi trả mức thù lao cho bên bạn nếu như là hợp đồng ủy quyền có thù lao. Nhiều trường hợp phía bên bán đổi ý, không thực hiện đúng như giao ước trước đó, thì sau 5 năm có thể sẽ không cần phối hợp làm thủ tục sang nhượng hoặc là đòi thêm tiền.
Trong các trường hợp xấu nhất, nếu như người bán tử vong, người mua sẽ không thể tự giải quyết các thủ tục và dẫn đến việc có thể mất trắng số tiền mua nhà, cũng không thể kiện hay là đòi quyền lợi vì chính họ đã vi phạm pháp luật về nhà ở xã hội ngay từ ban đầu.
Mua nhà ở xã hội qua vi bằng có rủi ro không?
Bên cạnh các hợp đồng ủy quyền thì có một hình thức khác “lách luật” để mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm chính là mua thông qua lập vi bằng.
Theo điều 2 – Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định, vi bằng là một văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thực do các cơ quan thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu của từng cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Lập vi bằng khi mua bán nhà đất là một hình thức giao dịch không được pháp luật công nhận, không có tính giá trị pháp lý như là một hợp đồng mua bán nhà ở xã hội đã được chứng thực bởi các cơ quan có thẩm quyền.
Giao dịch mua bán về nhà ở xã hội là một dạng mua bán nhà ở được hình thành trong tương lai, chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng tuân thủ. Trong trường hợp nếu một trong hai bên xảy ra tranh chấp, thì đa phần người mua sẽ phải chịu thiệt thòi vì ngay từ ban đầu đây không phải là giao dịch bảo đảm, được pháp luật bảo vệ.
Tóm lại, việc chuyển nhượng, mua nhà ở xã hội không đúng theo quy định sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính pháp lý. Để tránh được những rủi ro khi mua nhà ở xã hội thì người dân phải cần lưu ý tuân thủ đúng những quy định về đối tượng, về điều kiện mua nhà ở xã hội và thời hạn được giao dịch theo cơ chế của thị trường là sau 5 năm. Mọi hình thức “lách luật” sẽ đều phải đối mặt với những rủi ro thiệt hại về tiền của và sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho các bạn về vấn đề mua nhà ở xã hội qua hình thức ủy quyền, vi bằng.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này.
Kiến thức Luật, học để hiểu biết thêm